Mẹo hay để mẹ bầu ‘đánh tan nỗi lo vết mổ bị lồi sau sinh mà ai cũng cần lưu lại – các bạn nhớ bỏ túi ngay để chia sẻ cho mọi người.
Ngày nay tỷ lệ sinh mổ đang không ngừng gia tăng, ngoài nguyên nhân bệnh lý, rất nhiều mẹ bầu hiện đại chọn sinh mổ để chọn được ngày sinh, tránh bị đau đẻ kéo dài và tránh bị ảnh hưởng vùng kín sau sinh. Tuy nhiên có một nỗi lo không hề nhỏ với các mẹ đó là “vết tích” để lại trên bụng sau ca sinh mổ. Rất nhiều chị em đã phải sống cùng vết sẹo đẻ mổ lồi, to cả cuộc đời… Vậy làm thế nào để tránh bị sẹo lồi, giúp vết sẹo sinh mổ nhanh mờ?
Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến vết sẹo sinh mổ?
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn tái phát, kéo dài, vết thương nhiễm trùng sẽ làm tăng khả năng để lại sẹo bất thường.
Các dị vật rơi vào vết thương
Bụi, sợi và nang lông, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi có thể gây ra phản ứng trên những mô da còn sót lại, dẫn đến sẹo.
Da bị căng
Những bộ phận da hay bị căng, chùng bất thường như cằm, cơ delta, lưng, khuỷu tay, hông, đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân, …thường vết thương sẽ bị ảnh hưởng dễ dẫn đến sẹo lồi. Do đó để đảm bảo thẩm mỹ, sinh mổ rạch ngang bụng sẽ tốt hơn rạch dọc bụng, vết mổ nhỏ hơn, sẹo cũng bé hơn.
Sắc tố da
Các tế bào sắc tố cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc bị sẹo lồi. Tỷ lệ người da đen mắc sẹo lồi cao gấp 9 lần người da trắng.
Tuổi tác
Những người trẻ, đặc biệt là từ 10-20 có tỷ lệ mắc sẹo lồi cao nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do tuổi dậy thì, các cơ quan phát triển mạnh mẽ, phản ứng sau chấn thương cũng mạnh mẽ hơn. Có thể nói quá trình liền da của người lớn tuổi tuy mất thời gian lâu hơn nhưng người trẻ da lại có khuynh hướng lành “quá mức”, vết sẹo cao, dày hơn.
Cách chăm sóc vết mổ
Những lưu ý quan trọng
– Sau khi sinh mổ chị em nên tiếp tục mặc váy bầu hoặc những loại quần rộng, tránh chạm vào vết mổ trong thời gian ban đầu để tránh nhiễm trùng và giúp vết khâu mau lành.
– Tránh các hoạt động gắng sức, làm căng, rạn, rách vết mổ.
– Vết khâu lành sẹo, lên da non hay gây ngứa, khó chịu. Tuyệt đối không gãi, cào, chà xát lên vết khâu.
– Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, để ngăn chặn tia cực tím kích thích sự hình thành sắc tố da, khiến vết sẹo trở nên sậm màu.
Thực phẩm cần bổ sung
Thời gian đầu, chị em nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, bổ sung đầy đủ nguồn thực phẩm protein để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các mẹ có thể lựa chọn các loại rau quả nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa như:mồng tơi, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi, rau khoai lang…Chú ý tới việc uống nhiều nước hàng ngày (2- 3 lít).
Sinh mổ là ca phẫu thuật khiến mẹ mất khá nhiều máu, vì vậy những ngày sau sinh để ngăn ngừa sẹo lồi, chị em cũng nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm, thức ăn giàu đạm và sắt, sẽ giúp vết mổ mau lành và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.