Cách dạy con 1 tuổi giúp bé phát triển và thông minh hơn
2500 views

Cách dạy con 1 tuổi không phải là một điều quá khó nếu như bạn tham khảo những cách dạy con thông minh dành riêng cho các bé 1 tuổi thông qua bài viết sau đây.

1. Sự phát triển tâm lý ở trẻ 1 tuổi

Khi được sinh ra, bé sẽ bắt đầu tiếp xúc với những yếu tố như ánh sáng, âm thanh,…Trong những năm đầu đời, đặc biệt là từ sơ sinh cho đến 1 tuổi, ba mẹ cần quan tâm để bé cảm nhận được tình cảm. Vì thời điểm này bé chỉ có thể nói bập bẹ một số từ đơn giản và nhận ra các âm thanh quen thuộc, nên sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ sẽ là yếu tố quyết định đến tâm sinh lý của trẻ.

Có thể nói tâm lý của bé trong giai đoạn 1 tuổi khá nhạy cảm. Một môi trường sống vui vẻ có đầy đủ tình cảm của người thân sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và phát triển toàn diện hơn. Trong trường hợp các mẹ không vui với sự xuất hiện của con, bé cũng sẽ nhận ra điều đó vì có cảm giác bỏ rơi.

cach-day-con-1-tuoi-giup-be-phat-trien-va-thong-minh-hon
Cách dạy con 1 tuổi giúp bé phát triển và thông minh hơn

Về ngôn ngữ, các mẹ nên dành thời gian trò chuyện và dạy trẻ 1 tuổi để kích thích khả năng ngôn ngữ của con nhé. Lắng nghe những gì con nói cũng là cách hình thành tâm lý rất tốt vì con sẽ cảm nhận được sự yêu thương mà ba mẹ dành cho mình. Để phát triển ngôn ngữ, có thể cho bé tiếp xúc với đồ vật và dạy bé cách gọi tên món đồ đó. Trao đổi thông tin với ba mẹ hàng ngày sẽ giúp trẻ tự tin hơn và phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn.

Ngoài ra, rất có thể các ông bố bà mẹ đang quan tâm đến cách dạy con trai bướng bỉnh nhằm giúp con trai bạn sớm cải thiện được các tính xấu.

2. Hướng dẫn cách dạy con 1 tuổi

Phải biết khóc chính xác

Khóc phải là một tín hiệu rõ ràng để cha mẹ biết mà giúp đỡ. Cha mẹ đừng dỗ dành ngay khi trẻ vừa khóc ré lên, bởi nếu làm thế, trẻ sẽ dễ sinh tính mè nheo, nhõng nhẽo, khóc lóc vô tội vạ.

Cách dạy trẻ 1 tuổi bằng lời nói đi đôi với thực hành

Trẻ 1 tuổi có khả năng ghi nhớ và sao chép rất đáng nể, nhưng vì bé chưa thể hiểu hết những gì mẹ nói nên cách dạy trẻ ghi nhớ tốt nhất là mẹ nói và thực hành cho con thấy. Lời nói khi đi kèm với hành động sẽ giúp con dễ hiểu, nhớ lâu, và bên cạnh đó mẹ cũng có thể dành thời gian cùng con nhiều hơn.

Ví dụ, khi mẹ dạy con tập đi thì hãy cùng đi với bé hoặc dạy con vỗ tay thì mẹ hãy làm trước cho con xem thì bé sẽ học được rất nhanh chóng.

Kỹ năng Cầm nắm đồ vật

Với riêng kỹ năng Cầm nắm đồ vật, với trẻ 1 tuổi bố mẹ hãy tạo điều kiện để con mình được chơi với những đồ vật như quả bóng, tháp nhựa… Với những đồ chơi này, bố mẹ có thể chơi cùng trẻ bằng cách hướng dẫn con giơ lên, hạ xuống hoặc chỉ bảo con cầm đồ chơi để chỗ này chỗ kia…

Nói tóm lại, với riêng 3 kỹ năng Đi – Nói và Cầm nắm đồ vật, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý khi con đủ 1 tuổi. Hãy luôn sẵn sàng, giúp đỡ, khuyến khích con mình phát triển 3 kỹ năng này thay vì cấm đoán, e ngại hoặc giữ trẻ quá kỹ. Và, đây cũng là 3 kỹ năng bố mẹ nên dạy trẻ đầu tiên, trước khi bắt đầu dạy những kỹ năng quan trọng khác mà trẻ 1 tuổi nên được tiếp nhận để hoàn thiện và phát triển tốt nhất trong giai đoạn của mình.

Chia sẻ đồ chơi với bạn

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã muốn sỡ hữu những gì mà mình muốn hoặc cố gắng dành lấy đồ chơi từ tay bạn mặc dù món đồ đó trẻ không hề thích. Đây là tính cách “xấu” mà hầu như bé nào cũng có và bé sẽ dùng “vũ lực”, sự khóc lóc thảm thiết để có được điều mình muốn.

Để giải quyết, mẹ nên chủ động cho con chơi chung với nhiều bạn bè hơn, đưa cho bé một số đồ chơi và dạy con cách chia sẻ đồ chơi ấy với bạn. “Con cho bạn mượn chiếc xe này đi, lát bạn sẽ trả lại cho con”, “con chơi cái này còn cái kia để bạn chơi nha, một lát thì đổi lại được không?”… Bạn có thể dùng những câu nói tương tự để giúp bé rèn luyện kỹ năng này.

Cho bé khám phá mọi thứ mà bé thích

Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu giáo dục trẻ nhi thuộc đại học Havard – Mỹ thì trẻ em trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi trẻ đã bắt đầu lớn lên trong môi trường có nhiều va chạm, thích vận động và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ, trẻ thích làm thử mọi thứ. Vì thế, bố mẹ hãy cho trẻ trải nghiệm tối đa niềm thích thú này, nếu trẻ có đánh vỡ cốc do kéo khăn trải bàn thì cũng không nên mắng trẻ vì khi đó trẻ đang thử những điều mới lạ mà trẻ chưa bao giờ làm. Khi chiếc cốc vỡ chính là lúc bé hiểu ra được rằng vật ở xa có thể kéo lại gần được, trải nghiệm được đồ vật rơi tự do từ trên cao xuống, và sự đổ vỡ đồ vật,… Nhưng tuyệt nhiên không được mắng trẻ dù trẻ có đánh vỡ món đồ quý giá đến mức nào vì bé làm vỡ không phải vì bé hư hỏng, đổ đốn hay có ác ý gì nên thay vì mắng bé thì bố mẹ nên cất đồ quý giá ở chỗ cẩn thận thì hơn.

Loading...

Giao tiếp tình cảm bằng ánh mắt với trẻ

Hiện nay, rất nhiều bài nghiên cứu cho rằng la mắng, đòn roi sẽ phản giáo dục và làm trẻ dễ nổi giân, tăng động và “lì lờm” hơn. Bắt ép không phải là cách dạy trẻ 1 tuổi biết nghe lời một cách tự nguyện. Bé một tuổi chưa có ý thức rõ ràng về hành động. Tuy nhiên bé đã cảm nhận rất rõ tình cảm của người khác thông qua ánh mắt. Bạn giao tiếp bằng ánh mắt với trẻ, là cách tốt nhất để truyền thông tin về thái độ đồng ý hay phản đối với trẻ.

Nếu con trẻ làm tốt việc bố yêu cầu, bố mẹ hãy cười thật tươi và bày tỏ tình cảm bằng ánh mắt thật khích lệ, cùng lời khen, trẻ sẽ cảm nhận được niềm vui lan toả này và tích cực làm them lời bố mẹ trong những lần sau. Ngược lại, nếu trẻ phạm lỗi, bố mẹ hãy nghiêm nghị, kết hợp lời nói với thái độ cứng rắn rằng bố mẹ không đồng tình, đồng thời chỉ cho con thấy lỗi sai và hướng dẫn con cách làm điều đúng như mình muốn.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp chăm sóc, nuôi dạy con, kiến thức làm mẹ được chia sẻ ngay tại trang web mẹ yêu bé.

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN