Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ
1920 views

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là một trong những yếu tố quan trọng để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng bà bầu nên ăn gì trong 9 tháng thai kỳ thì không phải mẹ nào cũng có đủ kiến thức để biết.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 9 tháng thai kỳ khoa học nhất được nêu lên chi tiết, đầy đủ theo từng tháng sẽ giúp các chị em bầu chuẩn bị những bữa ăn tốt cho sức khỏe một cách dễ dàng nhất, an toàn và phù hợp với thai kỳ. Với chế độ dinh dưỡng phù hợp, hẳn các chị em bầu sẽ kiểm soát cân nặng khi mang thai hợp lý, phòng ngừa được nhiều bệnh tật khi mang thai đấy.

Cách bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu

Khi mới mang thai ở tam cá nguyệt thứ nhất, lúc này thai nhi chưa phát triển to, nên việc bổ sung dinh dưỡng khi mang thai cũng khá đơn giản. Các mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn ăn uống cho bà bầu đa dạng, phong phú lên là được, để giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi.

– Ở thời điểm này các mẹ chủ yếu ăn chất là được, không cần ăn nhiều, chỉ béo vào mẹ, chứ thai nhi cũng không hấp thụ được bao nhiêu.

– Tuy nhiên, thông thường khi mới mang thai 3 tháng đầu các mẹ hay bị ốm nghén, việc ăn uống cũng khá khó khăn.

chế độ dinh dưỡng cho bà bầu

Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng giữa

Trong thời gian này, các chuyên gia khuyến cáo về việc ăn thực phẩm giàu sắt. Sự gia tăng của lưu lượng máu dẫn đến nhu cầu chất sắt cao.

Nguồn thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt gà, các loại đậu, rau xanh đậm. Để tăng cường sự hấp thụ chất sắt, bạn nên bổ sung thêm vitamin C từ chanh, cam, dưa hấu, bông cải xanh, ớt chuông xanh trong thực đơn hằng ngày. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn uống sắt khi mang thai nếu cần thiết.

Quan trọng hơn cả, tuyệt đối không bỏ bữa hay nhịn ăn. Ít nhất sau 4 giờ đồng hồ, bà bầu nạp thêm thức ăn lành mạnh vào cơ thể để ngăn ngừa chứng buồn nôn, ợ nóng, mệt mỏi và buồn ngủ.

Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên, 8 ly mỗi ngày cộng thêm các loại nước lành mạnh khác. Uống nước nhiều giúp lọc bớt những chất lỏng không cần thiết trong cơ thể, giúp mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm canxi trong giai đoạn này. Nhu cầu canxi tăng trong thai kỳ, vì vậy bầu nên để ý uống 2 ly sữa và thêm 2 phần ăn từ các chế phẩm từ sữa vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

Đã qua rồi thời kỳ ốm nghén, buồn nôn, giờ đây bạn có thể cảm thấy thèm ăn rất nhiều thứ. Cẩn thận! Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu chất, chẳng hạn muốn ăn thịt đỏ là dấu hiệu của thiếu sắt. Tuy nhiên, nếu thèm đồ ngọt, cố gắng hạn chế bầu nhé.

Loading...

Đáp ứng cơn đói bằng thực phẩm lành mạnh, tốt nhất nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu, hoặc có thể bổ sung thêm chất béo lành mạnh.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate nâu như yến mạch, gạo, vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp ngăn ngừa chứng táo bón khi mang thai.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối

Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cần được bổ sung nhiều dưỡng chất, nhất là Protein và Canxi để hỗ trợ quá trình phát triển cơ bắp và hệ xương cứng chắc. Song song với đó, các mẹ đừng quên bổ sung thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, giúp phòng ngừa táo bón và các Vitamin, giúp nâng cao sức khỏe, hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

Bà bầu lưu ý những đồ không nên ăn

Đồ Chiên Rán

Theo mevabe, trong đồ chiên rán có chứa một lượng nhất định phèn chua. Mà phèn chua chứa nhôm, một chất vô cơ. Nhôm có thể xâm nhập vào não của thai nhi thông qua nhau thai. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai nhi kém phát triển, tăng nguy cơ bệnh đần độn.

Gan động vật

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều gan động vật trong thời kỳ đầu mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của em bé trong bụng.

Nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan động vật, đặc biệt là khi dùng các viên thuốc bổ sung sinh tố khác, lượng vitamin A được đưa vào cơ thể sẽ quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí gây quái thai. Ngoài ra, gan là bộ máy giải độc, là “kho” chứa chất độc lớn nhất trong cơ thể động vật. Một số chất độc đó khi ăn vào có thể ảnh hưởng xấu tới mẹ bầu và em bé.

Thực phẩm dễ gây dị ứng

Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống nhất là khi ăn những thực phẩm lạ mà cơ thể dễ bị dị ứng. Với bất cứ món ăn lạ nào, mẹ chỉ nên ăn một chút để thử phản ứng của cơ thể trước.

Với những thực phẩm mà mẹ đã bị dị ứng trước đó, tuyệt đối không nên cố gắng ăn bởi khi cơ thể bị dị ứng sẽ sản xuất ra một loạt các chất có hại cho bào thai. Khi cơ thể bị ngứa, phát ban, đau bụng, tiêu chảy… mẹ cần dừng sử dụng thực phẩm ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Giấm và thực phẩm có chứa axit

Quá nhiều giấm và thức ăn có tính axit là một trong những thủ phạm gây ra dị tật. Đặc biệt là hai tuần đầu của thai kỳ, rất nhiều loại thực phẩm có tính axit có thể gây mệt mỏi, yếu kém. Sử dụng thực phẩm có tính axit trong thời gian dài không chỉ khiến người mẹ bị mắc những căn bệnh nhất định mà điều quan trọng hơn là sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi, thậm chí có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

 

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN