Nhiều mẹ bầu quan ngại việc ăn khoai tây khi mang thai vì sợ con sinh ra có nguy cơ bị dị tật. Vì thế, câu hỏi bà bầu có được ăn khoai tây không luôn được nhiều người quan tâm.
Theo báo Gia đình Việt Nam, khoai tây được coi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất phong phú, giàu protein lại có thêm 18 loại axit amin cần thiết. Chất kết dính protein có trong protein của khoai tây còn giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Hàm lượng vitamin B có trong khoai tây cũng khá cao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu nên ăn ít khoai tây hoặc không ăn là tốt nhất. Bởi trong khoai tây lại chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật).
Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật.
Ngoài ra, cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormone steroid, nội tiết tố estrogen và progestrogen trong cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai lúc nào cũng ăn khoai tây thì cơ thể sẽ hấp thu một lượng lớn ancaloit, có thể gây ra bất thường cho thai nhi.
Một số chuyên gia cảnh bảo, nếu phụ nữ mang thai nhạy cảm với ancaloit thì chỉ cần ăn 44-250g khoai tây/ngày, liên tục trong nhiều ngày, các bất thường ở thai nhi có thể xảy ra. Cần nhớ rằng, ancaloit trong khoai tây không giảm qua các bước nấu nướng thông thường như hấp hay đun sôi.
Cũng theo đó, báo VnExress cho biết thêm, đối với bà bầu thì khoai tây chiên được cho là “thực phẩm cấm”. Khoai tây giàu tinh bột nên khi chế biến ở nhiệt độ cao (chiên, nướng) sẽ sinh ra acrylamide – một chất hóa học độc hại. Khi thai phụ hấp thu lượng lớn acrylamide có thể khiến đứa con sinh ra nhẹ cân hơn trung bình. Ngoài ra đầu của các trẻ này có chu vi nhỏ hơn, khiến não chậm phát triển.
Trong khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và thai nhi. Thay vì ăn khoai tây chiên, các bà bầu được khuyên nên đổi khẩu vị bằng các món khoai tây hầm hoặc xào với thịt bò, thịt lợn. Còn những chị em nghiện khoai tây chiên thì hãy ăn hạn chế sao cho không ảnh hưởng tới thai nhi.
Những lưu ý khi chế biến khoai tây:
Không dùng chung với cà chua: Không nên xào nấu cà chua (nhất là cà chua xanh) với khoai tây, lý do là chúng sẽ hình thành những cục vón khó tiêu, có hại cho dạ dày.
Sau khi đã ăn khoai tây thì không nên tráng miệng bằng chuối: vì chúng sẽ tạo ra nhiều chất carbonhydrate khiến người ăn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Nên kết hợp với thịt bò: Chất xơ trong thịt bò ăn nhiều sẽ không có lợi cho niêm mạc dạ dày, nhưng khi xào thịt bò với khoai tây thì chất xơ của thịt bò sẽ tác dụng với axit folic trong khai tây để hình thành nên nên chất dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Thuốc Xeloda được sử dụng để điều trị ung thư vú , ruột kết hoặc trực tràng.