Trước những con bảo lớn đó là khoảng bình yên hay người ta còn nói trước những kỳ tích vô tiề khoáng hậu thì người ta chẳng có gì.
Italia ổn định hơn, thành công hơn trong suốt 3 kỳ World Cup trước đó (chính họ đã thắng Brazil trên đường vô địch World Cup 1982). Ngược lại, đấy là một Brazil đã suy yếu đến mức độ “tồi tệ nhất lịch sử” tại World Cup 1990. World Cup có Brazil thì đấu trường Cúp C1/Champions League có Real Madrid. Không phải giới thiệu nữa, về đội bóng đã có ket qua bong da với 13 lần vô địch châu Âu tầm CLB. Chỉ xin nhắc lại: trước khi trở lại ngôi cao trong kỷ nguyên Champions League (1998), Real phải mòn mỏi chờ đến 32 năm.
Mùa trước, Man City vô địch Premier League với hàng loạt kỷ lục hào hùng. Và, đáng nói hơn, với một cách chơi tuyệt luân, coi như không có đối thủ. Họ đã coi như vô địch từ tháng 4, từ thời điểm Giáng sinh, hay thậm chí từ… tháng 9, chỉ là tùy quan điểm riêng của mỗi người.
Họ thua M.U ở lich bong da ngoai hang anh sau khi dẫn trước 2-0. Câu chuyện tan biến rất nhanh, một mặt vì kết quả ấy không làm thay đổi cục diện Premier League, mặt khác vì nó không đáng chú ý bằng trận thua Liverpool 0-3 ở Champions League vài ngày trước đó.
Guardiola không nghĩ như vậy. Có thể, ông đã nghĩ về 24 năm liền thất bại của Brazil ở World Cup hoặc 32 năm trắng tay của Real Madrid ở Cúp C1/Champions League? Giống ở chỗ: gã khổng lồ (trong mắt thiên hạ) thật ra thì… chẳng có gì. Có thể, Pep đã nghĩ đến việc M.U, Chelsea, Liverpool đều đã vô địch Champions League, ngay cả Arsenal cũng đã lọt vào chung kết, trong khi Man City thì chưa bao giờ tiến xa – bất kể tư thế “vô đối” ở Premier League. Sẽ phải thay đổi một điều gì đó…