Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bởi giai đoạn này trẻ cần nhiều hơn năng lượng và các chất, đặc biệt là chất sắt. Nếu chỉ lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu hụt chất. Thức ăn bổ sung sẽ là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất đủ, cần thiết để bù đắp khoảng thiếu hụt đó. Mẹ cho bé ăn quá sớm bé không hấp thu được hoặc ăn quá muộn có thể khiến bé tăng trưởng chậm
Bé tròn 6 tháng tuổi ăn dặm thì thức ăn chính vẫn là sữa mẹ, nên cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu và chỉ ăn một bữa bột cùng một ít nước trái cây. Có thể gợi ý xếp thời gian ăn mỗi ngày của bé như sau: 6 giờ bú mẹ, 8 giờ ăn bột, 10 giờ bú mẹ, 11 giờ bú lần nữa, 14 giờ uống nước trái cây hoặc ăn trái cây dạng mềm, 16 giờ và 18 giờ là hai lần bú cuối.
Thực đơn sẽ thay đổi khi bé từ 8 đến 9 tháng tuổi. Lúc này, trẻ đã quen dần với vài thìa bột pha loãng, phụ huynh nên tăng dần bữa ăn từ nửa chén đến một chén, từ 1 đến 2 bữa trong ngày. Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn, giúp bé dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau để khi lớn con có thói quen ăn uống đa dạng chứ không kén chọn.
Thức ăn của trẻ sẽ được chuyển dần từ mịn sang thô dần. Sau khi nấu chín có thể dùng rây để tán nhuyễn thức ăn. Các bữa ăn của trẻ được xen kẽ bằng các cữ bú mẹ. Năng lượng cung cấp cho trẻ khoảng 750-900 Kcal mỗi ngày. Thời gian cho ăn dặm gợi ý: 6 giờ bú mẹ, 8 giờ bú tiếp, 10 giờ ăn bột sữa hoặc đủ 4 nhóm thực phẩm, 12 giờ bú mẹ, 14 giờ ăn trái cây chín, 15 giờ ăn bột đủ 4 nhóm thực phẩm, 18 giờ và 20 giờ bú mẹ.
Phương pháp ăn dặm đóng vai trò quyết định đến thói quen và khả năng ăn uống khi lớn lên của trẻ, việc ăn uống một cách khoa học, cân đối từ những năm đầu đời sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ một cách toàn diện. Hiện nay, các mẹ ở Việt Nam thường sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và phương pháp ăn dặm chỉ huy.
Lưu ý khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ: