Thụ tinh nhân tạo được biết đến là một phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả được áp dụng phổ biến trong điều trị vô sinh hiếm muộn nhằm mang đến cơ hội được làm cha, làm mẹ cho nhiều cặp vợ chồng.
Trước đây, khi khoa học kỹ thuật, nhất là các thành tựu về y học chưa phát triển thì hầu hết các trường hợp vô sinh hiếm muộn người phụ nữ luôn là người chịu thiệt thòi và mang tiếng “không biết đẻ”, kết quả là dẫn đến tan vỡ hạnh phúc gia đình, người phụ nữ “cắn răng” cam chịu số phận đã không cho họ thực hiện được thiên chức thiêng liêng của mình, còn người đàn ông thì có thể tìm cho mình một người phụ nữ khác để quyết thực hiện nghĩa vụ cao cả là “duy trì nòi giống”. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn không còn là vấn đề khó khăn và từ đó các phương pháp điều trị vô sinh hiếm muộn cũng được ra đời. Theo đó, căn cứ vào nguyên nhân gây vô sinh cụ thể, do nam giới, nữ giới hoặc cả hai vợ chồng mà áp dụng phương pháp hiệu quả.
Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp điều trị vô sinh đầu tay và được áp dụng từ lâu. Tuy kỹ thuật không phức tạp nhưng để đạt được thành công, cần áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật tại bệnh viện.
Đối với phương pháp này thì mức chi phí tương đối thấp, phù hợp với nhiều đối tượng đang là lựa chọn của rất nhiều các cặp vợ chồng vô sinh.
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm có rất nhiều ưu điểm nên được đa phần các cặp vợ chồng hiếm muộn lựa chọn kỹ thuật đơn giản, giá thành rẻ. Tuy nhiên, vì chủ yếu là hỗ trợ về “tàu xe” nên kết quả việc thụ tinh còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của cơ thể. Chúng có vẻ thích hợp là sự lựa chọn của người trẻ hơn.
Để tối ưu hóa khả năng thành công, một chu trình thụ tinh nhân tạo sẽ được thực hiện ngay sau thời điểm rụng trứng, hầu hết phụ nữ rụng trứng sau 12-16 ngày từ lần có kinh cuối cùng.
Về cơ hội thành công của thụ tinh nhân tạo, độ tuổi của người phụ nữ có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo. Cụ thể là theo Cơ quan Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai (Human Fertilisation and Embryology Authority – HFEA), tỉ lệ thành công sẽ là:
- 8% nếu người nữ dưới 35 tuổi;
- 0% nếu người nữ từ 35-39 tuổi;
- 7% nếu người nữ từ 40-42 tuổi;
- 2% nếu người nữ từ 43-44 tuổi;
- 0% nếu người nữ hơn 44 tuổi.
Thụ tinh nhân tạo không chỉ mang lại lợi ích mà còn đưa đến những nguy cơ bị biến chứng cho người nữ như bị nhiễm trùng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng dưới 1% những phụ nữ tiến hành thụ tinh nhân tạo bị nhiễm trùng do thực hiện phương pháp này. Phụ nữ sau khi thụ tinh nhân tạo có thể bị thương ở âm đạo do tiến trình đặt ống thông vào lòng tử cung có thể gây chảy máu âm đạo, nhưng điều này thường không ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai