Những thay đổi cơ thể của mẹ bầu sau khi sinh
1854 views

Thay đổi cơ thể mẹ bầu sau sinh có nhiều sự thay đổi mà không ai nhận biết được .Việc hiểu rõ những thay đổi này sẽ giúp các mẹ bầu vượt qua nó dễ dàng và cảm thấy thoải mái tinh thần hơn.
Thay đổi nội tiết tố, căng thẳng và mệt mỏi khi bắt đầu làm cha mẹ có thể ảnh hưởng đến làn da của mẹ. Một số mẹ có làn da mịn màng khi mang thai thì sau khi sinh, mụn lại liên tục “ghé thăm” mẹ.

Cơ thể mẹ đã thay đổi rất nhiều trong thời gian mang thai. Sau khi sinh cũng vậy, cơ thể một lần nữa lại có sự khác lạ. Những thay đổi này là hiện tượng sinh lý rất bình thường. Các mẹ cùng tìm hiểu để không quá bất ngờ, lo lắng khiến sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng nhé!

Tóc rụng

Một vài tuần sau khi sinh, có thể bạn sẽ bị rụng đi một lượng tóc rất lớn. Một người trung bình mất khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, nhưng trong thời gian mang thai, bạn sẽ rụng ít tóc hơn do sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể. Giờ đây, khi kết thúc thai kì, cơ thể bạn sẽ “rụng tóc bù” toàn bộ số tóc đã rụng ít đi trong khoảng sáu tháng đầu sau khi sinh. Bạn không phải quá lo lắng về điều này vì mái tóc của bạn sẽ sớm trở lại “nhịp điệu rụng tóc” như bình thường mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn cả.

Loading...
Những thay đổi cơ thể bà bầu sau sinh
Những thay đổi cơ thể bà bầu sau sinh

Da “đổi màu”

Sự thay đổi của màu da còn rõ rệt đến nỗi một số mẹ bầu được coi là đang dần tháo bỏ lớp “mặt nạ của thai kỳ”. Khu vực da xung quanh mắt của bạn sẽ bắt đầu “tan” đi và mờ dần. Những mẹ bầu bị mụn trứng cá nghiêm trọng trong khi mang thai sẽ thấy làn da của mình bắt đầu làm sáng hơn lên. Tuy nhiên, một số người cũng sẽ gặp cảm giác vùng da quanh miệng và cằm bị “khô cằn” một cách khó chịu. Hãy yên tâm rằng tất cả những dấu hiệu đó sẽ mất đi trong vòng vài tuần thôi.

Tử cung

Ngay khi sinh con, tử cung mẹ nặng hơn khoảng 15 lần và chứa nhiều hơn ít nhất 500 lần so với trước khi thụ thai. Trong vài phút sau khi bé ra đời, các cơn co thắt sẽ giúp tử cung của mẹ co lại, siết chặt như một nắm tay, sợi cơ đan chéo của nó co thắt lại như khi xuất hiện những cơn đau đẻ.

Trong vài ngày đầu sau sinh, bạn có thể cảm thấy đỉnh của tử cung sát hoặc dưới rốn một vài đốt ngón tay. Trong một tuần, trọng lượng tử cung chỉ còn một nửa trọng lượng ngay sau khi bạn sinh, khoảng 450g. Sau hai tuần, nó giảm xuống còn hơn 300g và nằm hoàn toàn bên trong xương chậu. Khoảng 4 tuần, tử cung sẽ có trọng lượng gần tương đương như trước khi bạn mang thai. Quá trình này được gọi là co hồi tử cung.

Ngay cả sau khi tử cung co lại và trở lại khung xương chậu, bạn vẫn có thể trông giống như đang mang thai trong vài tuần hoặc lâu hơn sau đó bởi vì cơ bụng của bạn đã được kéo giãn trong thời gian mang thai vì thế nó sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Thường xuyên tập thể dục là cách giúp cơ bụng của bạn săn chắc, thon gọn như trước đây.

Cân nặng sau sinh

Mẹ có thể sẽ không thể lấy lại ngay trọng lượng như trước khi mang thai trong một thời gian ngắn, nhưng có một tin vui đó là mẹ có thể giảm được trọng lượng đáng kể ngay lập tức sau khi sinh.
Tuy nhiên, thời gian để mẹ giảm cần tương đối dài. Lượng mỡ dư thừa sẽ còn tồn tại một thời gian dài, bởi thời gian đầu sau sinh, mẹ vẫn cần nạp đủ chất dinh dưỡng để có đủ sức khỏe cho con bú. Mẹ đã mất 9 tháng mang thai, cơ thể cũng cần một thời gian tương đương để lấy lại vóc dáng. Việc giảm cân sau sinh không thể vội vàng bởi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Thay vì ăn kiêng, cách giảm cân tốt cho mẹ đó là ăn uống lành mạnh, kết hợp với các bài tập thể dụng thường xuyên. Những bài tập nhẹ nhàng dành cho khung xương chậu và cơ bụng giúp vùng bụng sớm phục hồi và ngăn ngừa bệnh đau lưng.

Khó kiểm soát việc “đi nhẹ” và bị táo bón

Cho dù không còn bị em bé trong bụng thúc và gây áp lực lên bàng quang nữa, bạn sẽ không phải đi tiểu thường xuyên, tuy nhiên, áp lực lên niệu đạo trong khi sinh có thể khiến cho việc đi tiểu sau sinh khó khăn hơn. Mẹ bầu mới sinh có thể bị đi tiểu không tự chủ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu khiến bạn có cảm giác bị bỏng rát mỗi lần đi tiểu.

Một vấn đề nữa mà bạn có thể sẽ gặp phải đó là “táo bón”, nếu bạn bị táo bón trong thai kỳ, bạn vẫn có thể gặp phải vấn đề này thậm chí sau khi bạn sinh con. Hãy duy trì chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước, sữa, và nước trái cây để việc đi vệ sinh được dễ dàng hơn.

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN