Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ qua các giai đoạn
2047 views

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ là một điều vô cùng kỳ diệu. Với các mẹ thì sự cảm nhận những giai đoạn hình thành và lớn lên của bé con trong bụng hẳn là những trải nghiệm cực kì thú vị nhất. Để giúp các mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi, mevabe24h.net sẽ phân tích cụ thể các giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành thai nhi trong bài viết dưới đây.

1. Giai đoạn thụ thai – 9 tuần

Bé đạt đến kích thước một quả quất rồi. Các cơ quan cần thiết cho hoạt động sống như gan, thận, ruột và não đã ở đúng vị trí, sẵn sàng hoạt động mặc dù chúng sẽ vẫn tiếp tục phát triển cho đến cuối thai kỳ. Các ngón tay, ngón chân, khớp cũng đã hình thành và cử động được. Kết thúc giai đoạn phát triển đầu tiên của thai nhi, mẹ có thể nghe được tim thai của bé rồi đấy!

Loading...

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối 8

2. Giai đoạn từ tuần thứ 10 – 14

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ nhất của não bộ, các bộ phận quan trọng khác cũng dần hoàn thiện hơn. Từ tuần thứ 10, thần kinh tủy sống bắt đầu căng ra từ tủy sống, các tế bào thần kinh và tế bào mô đệm thần kinh phát triển nhanh chóng. Ở giai đoạn này, có khoảng 250,000 tế bào thần kinh được sản sinh ra mỗi phút. Bé cũng đã có nhiều cử động và các hành vi phản xạ trong bụng mẹ. Từ tuần thứ 12 của thai kì, có một sự phát triển ở vùng ngoài của hai bán cầu não.

Kết thúc giai đoạn này, bé con của bạn đạt trọng lượng khoảng 40gr, dài chừng 8cm, đầu và thân cân đối hơn. Điều thú vị nhất là con đã có dấu vân tay rồi đấy! Ngoài ra, răng, dây thanh quản đã hình thành, thận phát triển đầy đủ và 1 lớp lông tơ mỏng đã kịp bao phủ quanh người để giữ ấm cơ thể bé

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối 13

3. Giai đoạn từ tuần thứ 15 – 20

Đây là 1 trong các giai đoạn phát triển của thai nhi được đánh giá là mạnh mẽ và nhiều thay đổi nhất. Thời điểm này bác sĩ có thể biết chính xác giới tính thai nhi. Mẹ có thể cảm nhận được cử động của con lần đầu tiên trong thời gian này – sẽ hạnh phúc và đáng nhớ vô lắm đấy! Ở tuần thứ 15, số lượng tế bào thần kinh của bé tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành. Bé ngày càng nghịch ngợm, suốt ngày “quậy tung” trong bụng mẹ hết đạp đến nhào lộn. Từ tuần thứ 20 – não cần 70% trên tổng nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn phát triển nhanh. Từ tuần thứ 20, khối lượng và kích thước não tăng gấp 6 lần. Hàng triệu tế bào thần kinh vận động, hình thành và tạo thành liên kết thần kinh với các cơ, từ thời điểm này cho tới cuối thai kì. Các tế bào thần kinh chuyên biệt hóa, tạo thành 5 giác quan.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối 19

4. Giai đoạn từ tuần thứ 21 – 27

Tuần thứ 21, lông mày của bé dần được hình thành. Bé vẫn tiếp tục phát triển về cân nặng, lúc này cơ thể của bé đã dài và to bằng quả chuối. Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 21 này có thể được coi như dần hoàn thiện. Tuần thứ 25, mẹ sẽ thấy bụng dưới thường xuyên bị đụng, có thể là bé đang bị nấc đấy. Suốt thời kỳ mang thai và đặc biệt là trong giai đoạn này, bạn cần uống đầy đủ nước để không rơi vào tình trạng thiếu nước ối và bé có thể dễ dàng hấp thu được đủ lượng nước. Đến tuần thứ 27, đôi mắt của bé bắt đầu mở và nhận biết được ánh sáng, mặc dù trên thực tế khi sinh ra bé chỉ nhìn được các vật thể cách mắt 15cm.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối 26

5. Giai đoạn từ tuần thứ 28 – 37

Bé ngày càng lớn trong bụng mẹ, xương bé phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh, tóc bé mọc dài khoảng 2,5cm. Bé tích lũy được 14g mỡ mỗi ngày, việc này giúp bé điều hòa nóng lạnh khi bé chào đời. Tuần thứ 28, não bé bắt đầu hình thành nếp nhăn – lượng mô não không ngừng tăng lên. Đây là giai đoạn được xem là thời điểm trưởng thành của các tế bào trong vỏ não. Ở giai đoạn này, cân nặng tăng lên khiến không gian của bé chật hẹp đi, có thể con sẽ cử động ít hơn lúc trước. Tuy vậy, bé cũng làm mẹ khó chịu rất nhiều với cảm giác nặng nề, mệt mỏi và phải đi tiểu suốt ngày suốt đêm nữa. Tuy vậy, mẹ cũng vẫn sẽ vui vẻ chịu đựng và hạnh phúc vì con lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày. Từ tuần thứ 37, bé có thể chào đời.

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ từ đầu đến cuối 36

Chúc mẹ luôn khỏe mạnh, tư tưởng thoải mái và sớm mẹ tròn con vuông nhé!

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN