Phương pháp điều trị chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ
2215 views

Chứng tăng động giảm chú ý là gì?

Chứng tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD) là một bệnh kinh niên phát ra từ lúc nhỏ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ em và người lớn mắc bệnh này thường không thể chú ý được lâu, không thể ngồi yên lâu và hay hành động một cách bộc phát, không kềm chế được. Vì vậy nên các mẹ cần hết sức chú ý trong quá trình nuôi dậy con

Nguyên nhân gây ra chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ

Loading...

Nguyên nhân trẻ không tập trung có thể do đặc điểm lứa tuổi, chế độ dinh dưỡng hay phương pháp giáo dục của gia đình còn nguyên nhân chính xác của chứng tăng động giảm chú ý chưa được tìm ra. Một số nghiên cứu khẳng định yếu tố gen di truyền ảnh hưởng không nhỏ quyết định trẻ có thể mắc ADHD. Đa số những em mắc chứng ADHD thường có một nhân thân cũng bị chứng này. ADHD cũng được quyết định nhiều bởi yếu tố bẩm sinh, phần óc kiểm soát sự chú ý, hoạch định chương trình và kiểm soát hoạt động cơ thể của trẻ bị biển đổi, phát triển không hoàn thiện do mẹ khi mang thai có thể hút thuốc, uống rượu hay sử dụng ma túy hoặc một số hóa chất độc hại khác…

tang-dong-giam-chu-y

Phương pháp khắc phục
– Giao cho trẻ làm các việc có tính kích thích cao, cùng với đó là cách làm, các quy tắc, những kì vọng, và không thể thiếu các thay đổi hợp lý dành cho trẻ tăng động giảm chú ý.
– Cho phép trẻ được di chuyển trong lớp học. Trẻ tăng động chỉ có thể ngồi yên một lúc. Hãy cho phép trẻ gọt bút chì, làm việc vặt, đến giữa lớp, hay bất cứ việc gì, mỗi 15 phút một lần.
– Một vài trẻ có thể ngồi trong khoảng thời gian lâu hơn khi được ngồi trên một quả bóng lớn (bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng hay trung tâm trị liệu). Hoặc thử những loại ghế ngồi khác nhau cho trẻ.
– Thay vì trách móc trẻ mỗi khi chúng thốt ra một câu trả lời, hãy cố gắng khen ngợi khi chúng kiểm soát được bản thân. Hãy nhớ rằng hành vi như vậy không nằm trong sự kiếm soát của chúng.
– Đưa ra những cách khuyến khích khi trẻ hoàn thành bài tập về nhà hay một công việc được giao. Giáo viên có thể cho phép trẻ đạt được một đặc quyền nào đó khi trẻ cố gắng tuân theo các quy định trong lớp học.
– Thử đưa ra một hoạt động hay bài tập mang tính thử thách. Giáo viên cần chú ý vì nếu việc đó quá khó, trẻ sẽ bỏ cuộc trong thất vọng, còn nếu quá dễ hay lặp đi lặp lại mãi, chúng sẽ không thể tập trung.
– Hoạt động một kèm một rất hữu ích. Hãy xem xem có ai tình nguyện giúp trẻ không? Việc này là vô cùng cần thiết khi bắt tay vào một bài tập, vì những đứa trẻ này thường không biết cách làm thế nào để bắt đầu. Chúng cần sự chỉ dẫn đi kèm với các bước chi tiết và cách xây dựng ý tường.
– Dạy học theo cấu trúc hoạt động

Dạy học teo cấu trúc cho trẻ có nghĩa là giáo viên thiết kế và tổ chức hoạt động chăm dạy trẻ theo trình tự logic ổn định.

Dạy học theo cấu trúc giúp trẻ phát triển những điểm mạnh, sở thích của trẻ qua việc trẻ hiểu, thực hiện các hoạt động độc lập và đoán được những việc xảy ra tiếp theo, tạo cảm giác an toàn nhằm giảm bớt những hành vi bất thường, phát triển khả năng giao tiếp và kỹ năng xã hội.

Cấu trúc về hoạt động giúp trẻ trả lời câu hỏi “như thế nào?”, có nghĩa là nhiệm vụ hay hoạt động này phải thực hiện như thế nào từ đầu đến khi kết thúc.

Cụ thể, trẻ sẽ phải làm gì, thực hiện nhiệm vụ đó như thế nào, phải thực hiện ở đâu, có những công cụ/dụng cụ gì để thực hiện nhiệm vụ này, nhiệm vụ này thực hiện trong bao lâu và phải làm gì sau khi thực hiện xong nhiệm vụ đó.

Sau khi đã đưa cho trẻ những chỉ dẫn cần thiết, giáo viên nên kiểm tra xem liệu trẻ có hiểu đúng được mình phải làm gì không, bởi trẻ rất khó theo dõi hết các chỉ dẫn của giáo viên.

Trẻ thường trả lời trước khi giáo viên nói xong câu hỏi do tính hấp tấp, bốc đồng. Giáo viên nên cho trẻ khuyết tật học tập kèm tăng động, giảm chú ý ngồi tách xa các trẻ khác để không bị các bạn khác làm mất tập trung.
– Huấn luyện cho cha mẹ:

Cha mẹ có trẻ tăng động kém chú ý đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý hành vi cùa trẻ. Cha mẹ là người tương tác với trẻ nhiều hơn ai hết.

Huấn luyện cho cha mẹ bao gồm:

– Giới thiệu về chứng tăng động kém chú ý

– Cải thiện sự vâng lời của trẻ đối với những yêu cầu của cha mẹ

– Tương tác giữa cha mẹ và trẻ

– Chơi độc lập

– Sử dụng thời gian “ giả lơ” nhằm làm giảm đi hành vi không thích hợp

– Xử trí những hành vi ở nơi công cộng

Huấn luyện cho cha mẹ thành công hay không tùy thuộc vào sự cam kết và động lực làm việc của cha mẹ đối với trẻ. Kiên nhẫn là điều rất quan trọng, thay đổi cần phải có thời gian.

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN