Làm gì để con khỏi nghẹt mũi
1928 views

Trẻ sơ sinh thường gặp những vấn đề về đường hô hấp do sức đề kháng của các bé còn yếu. Một trong số đó phải kể đến triệu chứng nghẹt mũi sổ mũi do thời tiết, nhiễm virus và vi khuẩn, cảm cúm, hoặc do dị ứng với môi trường xung quanh… Khi đó, cha mẹ cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục chứng ngạt mũi cho bé tránh trường hợp bé không thở được dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

lam-gi-de-tre-het-ngat-mui

Nghẹt mũi có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Cảm lạnh: Nguyên nhân hàng đầu của chứng nghẹt mũi. Khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sốt nhẹ hoặc nhẹ hơn thì nóng người, ho, đau họng, hát hơi, để lâu có thể sổ mũi…

Dị ứng: Ngạt mũi, sổ mũi, hát hơi, ngứa và có thể kèm theo cả đỏ mắt, đỏ đầu mũi là dấu hiệu của dị ứng.

Vi khuẩn tấn công.

Loading...

Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang…

Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu…

Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.

Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.

Để trị nghẹt mũi cho trẻ, mẹ cần làm theo các cách:

Có thể chườm nước nóng lên tai: Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Nhỏ mũi cho con bằng nước muối sinh lý và dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy gây nghẹt mũi.

Ngoài ra các mẹ cũng có thể dùng một số mẹo như mát xa hai bên cánh mũi để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Khi mũi thông thoáng, trẻ sẽ dễ thở hơn cũng như đào thải dịch nhầy giúp đào thải mầm bệnh, hủy môi trường phát triển các vi khuẩn gây nên các bệnh lý khác cho trẻ. Các mẹ nên vệ sinh mũi cho bé 3 – 5 lần/ngày, nhất là trước khi cho bé ăn (hoặc cho bé bú).

Kê cao gối khi ngủ: Khi bị nghẹt mũi, hãy kê gối cao hơn bình thường một chút, sao cho phần cổ và đầu cao lên sẽ mang lại cảm giác dễ thở hơn rất nhiều. Với trẻ nhỏ, mẹ kê hẳn 1 phần vai của con lên gối cho con không bị mỏi cổ.

Xông hơi: Mẹ có thể cho bé xông hơi trong lúc tắm bằng nước nóng bốc hơi hoặc dùng một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre,… với lượng ít rồi nấu nước lên xong hơi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các dịch nhờn được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Tuy nhiên, vì sức chịu đựng và đề kháng của trẻ còn non yếu nên cha mẹ cần hết sức chú ý khi dùng biện pháp này. Không nên để hơi quá nóng hoặc nước xông quá đậm mùi sẽ khiến bé khó thở.

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN