Âm đạo bị “tàn phá” nặng nề sau sinh, mẹ nhớ phải chăm sóc đúng cách
1516 views

Âm đạo của bạn sẽ bị tàn phá nặng nề sau khi sinh, bạn cần biết cách chăm sóc để tránh quá trình viêm nhiễm trong thời kỳ hậu sản.

Khoảng 6 tuần sau sinh, các cơ quan trong cơ thể phụ nữ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần hồi phục trở về trạng thái bình thường. Nhưng dưới những tác động mạnh mẽ trong quá trình chuyển dạ, “vùng kín” của chị em sẽ có một số thay đổi. Vì thế, trong giai đoạn này, cần phải được chăm sóc đặc biệt, theo dõi liên tục để tránh viêm nhiễm không đáng có ở thời kỳ hậu sản cũng như những căn bệnh liên quan về sau.

Âm đạo rộng hơn

Âm đạo của phụ nữ có thể sẽ cảm thấy lỏng lẻo hơn, mềm và mở rộng hơn sau khi sinh nở. Ngoài ra chị em còn có thể nhận thấy dấu hiệu bầm tím và sưng tấy ở vùng âm đạo. Điều này là bình thường và triệu chứng sưng tấy sẽ giảm dần sau sinh 1-2 tuần.

Còn về triệu chứng âm đạo mở rộng sau sinh, các mẹ sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn. Để vùng k.ín nhanh phục hồi, các mẹ cần thực hiện những bài tập sàn chậu (bài tập Kegel), sẽ giúp săn chắc cơ bắp âm đạo và cơ xương chậu. Những bài tập này còn giúp ngăn ngừa triệu chứng đi tiểu không tự chủ (rò rỉ nước tiểu) và giúp âm đạo cảm thấy vững chắc hơn.

Khô âm đạo

Trong thời gian cho con bú, mức độ estrogen sẽ thấp hơn rất nhiều so với người bình thường và đó chính là nguyên nhân khiến vùng k.ín của các mẹ bị khô.

Đau nhức vùng đáy chậu

Khu vực âm đạo có thể sẽ bị đau nhức, sưng tấy trong những ngày đầu sau sinh, đặc biệt với những mẹ bị rạch tầng sinh môn. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm dần sau 6-12 tuần sinh nở.

Nếu sau sinh nở, mẹ cảm thấy quá đau đớn với vết khâu tầng sinh môn mà không thể chịu đựng được, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng thuốc giảm đau. Chị em cũng cần lưu ý giữ vệ sinh vùng k.ín sạch sẽ để vết rạch nhanh khô và sớm khỏi.

Những triệu chứng đau âm đạo
Những triệu chứng đau âm đạo

Sản dịch kéo dài bao lâu?

Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần sau sinh. Trong vài ngày đầu tiên, nó sẽ có màu đỏ tươi và nhiều giống như những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Khi đứng lên hoặc khi nằm xuống, bạn có thể cảm nhận dòng máu đang chảy ra. Dù điều này có thể khiến bạn có chút “hoang mang nhẹ” nhưng thực tế, nó là bình thường. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều đến nỗi, chưa đầy 1h đồng hồ đã ướt đẫm miếng tã sau sinh thì bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Nếu sau 6 tuần, bạn vẫn thấy dấu hiệu ra sản dịch kèm theo máu có mùi hôi, sốt 38-39 độ, bụng dưới căng tức, đau tràn… thì nhiều khả năng bạn đã bị bế sản dịch – hiện tượng sản dịch vẫn còn trong tử cung. Tình trạng bế sản dịch rất nguy hiểm, bởi vậy, bạn cần đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Các cục máu đông có bình thường không?

Loading...

Nếu bạn thấy có các cục máu đông nhỏ, kích thước bằng đồng xu, màu đỏ đậm và trông giống như thạch… bạn cũng đừng vội lo lắng, bởi đó là bình thường sau sinh. Điều quan trọng là phải theo dõi lưu lượng máu một cách cẩn thận trong 1 giờ tiếp theo. Nếu bạn thấy máu ra nhiều, nhanh mà lại đau bụng, trướng bụng thì đó có thể là dấu hiệu bệnh của tử cung, bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay.

Chăm sóc các mũi khâu tầng sinh môn như thế nào?

Hãy đổ nước ấm vào một chai sạch và dùng để vệ sinh “vùng k.ín” sau khi đi tiêu hoặc đi tiểu, rồi dùng khăn bông mềm lau nhẹ cho khô vết thương. Hoặc bạn cũng có thể vừa tiểu tiện vừa xối nước bằng vòi hoa sen để tránh nước tiểu làm bẩn vết khâu.

Chăm sóc âm đạo để không bị nhiễm trùng
Chăm sóc âm đạo để không bị nhiễm trùng

Làm thế nào để biết mình bị nhiễm trùng?

Các mũi khâu: Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng là tăng đau ở các mũi khâu, dù bạn vẫn đang dùng cùng một lượng thuốc giảm đau. Da đỏ lên quanh các mũi khâu hoặc xuất hiện các chất dịch màu vàng hay xanh lá cũng là dấu hiệu mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

Tử cung: Máu sinh (sản dịch) có mùi hôi, nặng mùi có thể là “báo động đỏ” của nhiễm trùng tử cung. Hoặc, bạn bị ra máu nhiều bất thường (cần phải thay băng sau mỗi giờ hoặc bị ra những cục máu to hơn quả bóng golf thì đó là một dấu hiệu của băng huyết cần được sự can thiệp y tế ngay.

Bàng quang: Các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang, bao gồm: rát khi đi tiểu; phải đi tiểu thường xuyên và cảm giác không nín nhịn được, có máu hoặc có mùi hôi trong nước tiểu; đau trằn bụng dưới; đau lương ở hai bên hoặc đau ở giữa lưng; tè dầm vào ban ngày như trẻ em…

Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng nào như đã đề cập, hãy lưu tâm vì rất có thể bàng quang của bạn đang kêu cứu.

Loading...

Tags: sevelamer 800mg thuốc elopag 25 Ket qua ngoai hang anh | SXMB | XSMN